Xơ gan là một trong những căn bệnh mạn tính nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng với tỷ lệ tử vong rất cao.

Xơ gan là hậu quả của quá trình viêm-hoại tử tế bào gan do nhiều nguyên nhân dẫn chết các tế bào gan và dần được thay thế bởi các tế bào xơ không chức năng biểu hiện bởi tình trạng suy giảm không hồi phục chức năng của tế bào gan

– Xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: biểu hiện nôn ra máu ào ạt hoặc tiêu phân đen sệt, mùi khắm. Đây là biến chứng nặng đe dọa tính mạng, cần cấp cứu nội khoa kịp thời bằng cách nội soi tiêu hóa trên để thắt tĩnh mạch cầm máu hoặc chích xơ tại chỗ nếu không được phải đặt bóng chèn ép cầm máu. Phòng ngừa bằng cách nội soi tiêu hóa trên định kỳ để dùng thuốc phòng ngừa vỡ tĩnh mạch hoặc thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi thực quản phòng ngừa vỡ

– Hội chứng gan thận: là tình trạng suy thận diễn tiến nhanh đột ngột kết hợp với suy gan nhanh thường xãy ra sau nhiễm trùng, chảy máu tiêu hóa trên, dùng thuốc độc thận hoặc dùng lợi tiểu quá mức. Tần suất 18% trong 1 năm đầu chẩn đoán và 39% trong 5 năm chẩn đoán xơ gan

– Hội chứng não gan: là tình trạng rối loạn tri giác dần tiến tới hôn mê có liên quan đến mức độ nặng của bệnh gan với nhiều cơ chế liên quan đến mức tăng NH3, các chất dẫn truyền thần kinh giả, sự gia tăng chất ức chế dẫn truyền thần kinh. Bệnh xãy ra sau chảy máu tiêu hóa, nhiễm trùng, dùng thuốc an thần (benzodiazepines), hạ Natri máu, Kali máu, mất máu…Phòng ngừa: chống táo bón bằng Duphalac sao cho tiêu 3 lần/ngày, xơ gan mất bù nên hạn chế ăn chất đạm, tránh để mất nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, bổ sung vi khuẩn đường ruột có lợi (Lactobacillus acidophilus)

– Nhiễm trùng dịch báng: biểu hiện với sốt, đau khắp bụng, có thể kèm tiêu lỏng hoặc táo bón, có thể xãy ra sau đợt nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu hay nhiễm trùng da…đôi khi không tìm thấy ổ nhiễm trùng gốc. Phòng ngừa: giữ vệ sinh thân thể, điều trị sớm tích cực các ổ nhiễm trùng

– Rối loạn đông máu: do gan không sản xuất đủ yếu tố đông máu và do cường lách nên tiểu cầu bị tiêu diệt làm chảy máu khó cầm

1. Những điều nên làm

– Chế độ ăn hợp lý, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn nhiều chất xơ để chống táo bón

– Tái khám đúng theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa

– Tự theo dõi những biến chứng nặng tại nhà: tiêu phân đen, nôn ra máu, tiểu ít, sốt, chảy máu răng, đau bụng hoặc tri giác bất thường thì vào tái khám ngay

– Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, không nên gắng sức

2. Những điều nên tránh

-Tránh dùng những thuốc hoặc hóa chất không rõ hoạt chất và cơ chế tác dụng. Không dùng thuốc theo truyền miệng trong dân gian

-Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ

-Thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn ( để lâu) hoặc nghi ngờ có tẩm hóa chất độc hại: hàn the, formol…

-Thức ăn lên men: tương chao, mắm…

-Thức ăn chưa nấu chín: thịt cá sống hoặc tái, cua sò ốc hến…

-Nhiều chất béo, trứng, nội tạng động vật như gan, ruột

-Không kiêng khem quá mức ở giai đoạn xơ gan còn bù

-Không dùng rượu bia hay thức uống có cồn khác

-Khi xơ gan nặng có báng bụng hay phù chân nên hạn chế mặn có nhiều muối, khi xơ gan mất bù thì hạn chế đạm

-Không nên truyền dịch một cách tùy tiện nhất là dịch đạm, chỉ truyền dịch đạm chuyên biệt cho bệnh xơ gan

Bài trước6 loại trái cây giảm cân trong mùa hè
Bài tiếp theoCách ngăn ngừa gan nhiễm mỡ