Viêm nhiễm âm đạo là bệnh phụ khoa có đến hơn 90 % các chị em mắc phải, bệnh gây ra rất nhiều những triệu chứng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, cũng như những hệ lụy nghiêm trọng trong khả năng sinh sản nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả.

1. Viêm âm đạo
Là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn, trùng roi, nấm, tập khuẩn… xâm nhập gây nên khi chị em không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hoặc không đúng cách, có quan hệ tình dục không an toàn, mặc đồ lót ẩm ướt, sử dụng các lạo dung dịch vệ sinh không phù hợp.
2. Nguyên nhân gây viêm âm đạo
Tác nhân gây viêm âm đạo có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn, nấm Candida, kí sinh trùng, nhiễm khuẩn… gây nên viêm nhiễm.
Những chị em mắc bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: mụn rộp sinh dục, lậu, giang mai, HPV… khiến cho cơ thể suy giảm, vi khuẩn dễ tấn công và gây viêm nhiễm.
Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể cùng với việc vệ sinh vùng kín không đúng cách (lau từ sau ra trước, lau mạnh bằng giấy vệ sinh không đạt tiêu chuẩn…); thường xuyên thức khuya, ăn đồ cay nóng, sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian dài; sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp… Việc sử dụng các dụng cụ tránh thai không đảm bảo vệ sinh an toàn. Do suy giảm miễn dịch hay mắc các lý tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận…

3. Các dấu hiệu nhận biết
Ra nhiều khí hư bất thường: dấu hiệu điển hình của bệnh viêm âm đạo. Thường thấy khí hư có màu trắng đục hoặc vàng xanh ở dạng đặc quánh hoặc loãng, lợn cợn nhu bã đậu và có mùi hôi khó chịu.
Bị ngứa âm đạo: do khí hư ra nhiều nên vùng âm đạo hay bị ẩm ướt và gây khó chịu, ngứa ngáy. Đặc biệt, những trường hợp nhiễm nấm hay ngứa dữ dội vào ban đêm.
Âm đạo có mùi hôi: Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm âm đạo là do sự tấn công của các vi khuẩn. Sự gia tăng bất thường của các vi khuẩn, trong âm đạo sẽ gây viêm nhiễm và làm cho vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, sau khi quan hệ tình dục, mùi hôi này sẽ càng nặng hơn bởi sau khi giao hợp, một lượng lớn vi khuẩn khác từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào trong âm đạo làm gia tăng sự mất cân bằng môi trường pH bên trong.
Âm đạo có thể bị sưng đỏ, và dễ chảy máu: các vi khuẩn tấn cộng mạnh khi bị viêm, vùng da trở nên sưng tấy đỏ, tình trạng xấu đi khi gãi mạnh hoặc quan hệ tình dục.
Đau khi quan hệ: âm đạo khi bị viêm rất dễ tổn thương. Do đó, khi bị viêm âm đạo khi quan hệ tình dục sẽ thấy cảm giác đau rát, thậm chí chảy máu trong và sau quan hệ. Đồng thời, khi quan hệ, dương vật cọ xát vào vùng viêm nhiễm cũng sẽ khiến mức độ tổn thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, hình thành các vết lở loét, gây viêm nhiễm lan rộng
Tiểu tiện bất thường: Khi bị viêm âm đạo, nữ giới cũng sẽ thấy một số thay đổi trong thói quen tiểu tiện của bản thân như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu đau, tiểu ra máu,… Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm âm đạo đang trở nên vô cùng nghiêm trọng.
4. Cách ngăn ngừa và điều trị viêm âm đạo
Không tự ý thụt rửa âm đạo vì việc này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các sinh vật trong âm đạo và có thể gây ra nhiễm trùng âm đạo. Khi đã bị viêm nhiễm, nếu thụt rửa âm đạo có thể khiến cho bệnh nhiễm trùng nặng hơn, hoặc gây biến chứng các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản do lây nhiễm.
Cần chú ý giữ cho khu vực âm đạo luôn sạch sẽ, khô ráo. Nên chọn quần lót có chất cotton thấm hút và không mặc quá chật. Nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày, đặc biệt trong ngày “đèn đỏ” Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo như các loại nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm…
Tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không nên có quan hệ tình dục khi đang bị bệnh.
Nên khám phụ khoa định kỳ để khi phát hiện bệnh có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đặc biệt các vitamin chống ôxy hóa, bao gồm A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D.
Đối với những chị em bị lây bệnh từ chồng cần kết hợp điều trị cho cả chồng để điều trị bệnh dứt điểm.
Viêm nhiễm âm đạo thường xuyên hây gặp ở các chị em khi đặc biệt có sinh hoạt vợ chồng, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như khả năng sinh sản. Hãy theo dõi và điều trị kịp thời khi có triệu chứng.