Máu nhiễm mỡ có nên uống sữa không? Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, để tìm hiểu về căn bệnh này, mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Kết quả hình ảnh cho milk good or bad

1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao, thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Trong đó có bất thường về nồng độ cũng như tính chất của các thành phần lipid máu như: Tăng cholesterol hoặc tăng triglycerid, tăng LDL-C (Cholesterol xấu), giảm HDL-C (Cholesterol tốt) …

2. Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không ?

Ban đầu bệnh máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình nên người mắc không nhận ra, đến khi biến chứng thì đã rất nguy hiểm .

Theo thời gian LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch  tạo thành mảng bám . Lâu dần mảng bám dày lên làm hẹp lòng mạch, khiến máu đến các cơ quan như tim, não, chân tay bị giảm xuống gây nên đau tim, đau đầu,chóng mặt, tê bì tay chân. Nặng hơn nữa là mảng bám vỡ ra và kết hợp với tiểu cầu hình thành nên cục máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, đột quỵ… rất nguy hiểm ,thậm chí có thể tử vong

3. Máu nhiễm mỡ có nên uống sữa không?

Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol sẽ làm tăng LDL cholesterol.

Các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe cho rằng, bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ vẫn có thể uống sữa bởi đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh số lượng sao cho hợp lý, không nên nạp vào cơ thể quá nhiều sữa và đặc biệt nên lựa chọn sữa không đường, sữa đã tách kem

Khi mắc chứng mỡ máu cao, bạn nên dùng những loại sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa không đường hoặc sữa đã tách kem (còn gọi là sữa gầy) – loại sữa có hàm lượng chất béo không quá 1% là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ.

Ngay cả sữa chua hay pho mát người bệnh cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.

4. Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Các thực phẩm bệnh nhân mỡ máu nên ăn:

  • Nên ăn nhiều loại rau xanh: Trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol nên những người bị máu nhiễm mỡ nên thường xuyên nạp vào cơ thể.
  • Các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây…cũng được các chuyên gia khuyến khích nên ăn vì chúng chứa ít cholesteron.
  • Những thức ăn có nhiều chất xơ bạn có thể tham khảo như: gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (cam, bưởi, táo, lê, ổi, mận…).
  • Ăn nhiều cá: Ăn nhiều cá có tác dụng tăng cường axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
Kết quả hình ảnh cho hyperlipidemia diet

Các thực phẩm bệnh nhân máu nhiễm mỡ không nên ăn:

  • Hạn chế ăn bơ, dầu mỡ: cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, thực phẩm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và các thức ăn nhanh.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ: Thịt đỏ là một trong những thực phẩm người bị mỡ máu nên kiêng kị hàng đầu, bởi trong thịt đỏ có chứa nhiều cholesterol. Thay bằng việc sử dụng thịt đỏ người bệnh nên sử dụng các loại thịt trắng như: thịt gia cầm ( gà, vịt…), thịt cá…
  • Kiêng ăn tối quá muộn: nếu người bệnh ăn tối quá muộn sẽ làm lượng cholesterol bị ứ đọng lại từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch..Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bạn chỉ nên ăn tối trước 7 giờ tối.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có đường: Đường là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là những loại đường đơn như sucrose, fructose, mật ong, đường tinh luyện. Vì thế trong chế độ ăn uống, người mỡ máu cao nên giảm lượng đường và các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem…
  • Không ăn nội tạng động vật: Nội tạng động vật, đặc biệt là gan chứa hàm lượng Cholesterol rất cao.
  • Ăn nhạt: Giảm muối trong khẩu phần ăn sẽ góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, người bị máu nhiễm mỡ cần tăng cường vận động để giảm cân nếu béo phì, không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu dễ bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

Bài trướcMáu nhiễm mỡ là gì? Dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Bài tiếp theoCảnh báo: Viêm âm đạo lâu ngày có thể dẫn đến ung thư!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây