Nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy cần phải làm mọi thứ trong khả năng của mình, cố gắng hết sức để bảo vệ con cái. Đây có thể là một phương pháp nuôi dạy con hợp lý. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Có một điều mà các bậc cha mẹ hay bỏ qua khi nói đến nguy cơ cho trẻ, đó là trong lúc ta kiểm soát mối nguy hiểm này thì đôi lúc hiểm nguy khác lại xuất hiện. Khi cố gắng ngăn chặn một số nguy cơ rủi ro trong cuộc sống của con cái thì ta lại đặt trẻ vào một mối nguy hiểm và rủi ro khác.

Những mối nguy hiểm, rủi ro này diễn ra từ từ, trong một khoảng thời gian dài nên các bậc cha mẹ thường không để ý đến những diễn tiến âm thầm của chúng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đến thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ là hoàn toàn có thật và vô cùng tai hại.

0

Những rủi ro khi cha mẹ quá bao bọc con cái đó là: trẻ không có khả năng chủ động, trẻ không phát triển được trí tưởng tượng của bản thân, có nguy cơ béo phì từ nhỏ và đến khi trưởng thành, không đạt được năng lực thể chất toàn diện không phát huy sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề, không thể nuôi dưỡng tính kiên cường và dễ dàng từ bỏ, khó hòa nhập với cộng đồng…

Những rủi ro nói trên cho thấy trong khi cha mẹ nỗ lực loại bỏ một số nguy cơ rủi ro ở trẻ, rủi ro khác lại xuất hiện: rủi ro cản trở sự phát triển khả năng chủ động, nỗ lực, và tự lực của trẻ; nguy cơ làm thui chột khả năng rèn luyện năng lực, óc sáng tạo, và kỹ năng tư duy phản biện; thậm chí rủi ro không tôi rèn được đức tính tốt. Suy cho cùng, cha mẹ muốn hình thành một đức tính tốt, rèn luyện khả năng cho con cái thì cũng phải phụ thuộc vào khả năng độc lập của trẻ.

Thật đáng tiếc, khi cha mẹ đối xử với trẻ như thể trẻ cực kỳ yếu ớt, thiếu năng lực, không có khả năng đối mặt nghịch cảnh, và không biết cách tự chăm sóc bản thân. Như vậy cha mẹ đã vô tình làm cho trẻ tự cảm thấy mình yếu ớt và không làm được cái gì từ đó trẻ sẽ có tư tưởng hạ thấp bản thân mình.

Điều đáng tiếc hơn nữa là những suy nghĩ tránh nguy cơ rủi ro của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ, mà còn ảnh hưởng đến chính cha mẹ, và thậm chí là toàn xã hội. Như nhà kinh tế học Tyler Cowen quan sát thấy, giới trẻ ngày nay ít vận động và khởi nghiệp hơn, và văn hóa Mỹ nói chung ngày càng trở nên kém năng động và kém sáng tạo. Ông lập luận rằng ta sẽ nhìn thấy sự phát triển của một tầng lớp tự mãn mới, vốn mong muốn cảm giác thoải mái ổn định hơn là những thử thách và rủi ro, sẽ cản trở những thay đổi cần thiết cho sự cải thiện và phát triển của xã hội. Điều này lo ngại hơn ở các nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam, khi những đứa trẻ gần 30 tuổi rồi vẫn sống dựa dẫm vào bố mẹ và chưa thể tự lập nuôi sống bản thân mình.

Giải pháp cho xu hướng quá bao bọc con cái hiện nay không phải là hoàn toàn buông bỏ con, để trẻ trơ trọi trong rừng cho đàn sói nuôi nấng. Thật ra, các bậc cha mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ con cái bị tổn thương, trong khi vẫn tập cho trẻ làm quen với những rủi ro giúp rèn luyện tính kiên cường và đức tính tốt. Trên thực tế, cha mẹ có thể làm điều đó theo cách khiến trẻ an toàn hơn. Hãy để trẻ lớn lên.

Bài trướcBí quyết giữ lửa hôn nhân sau sinh
Bài tiếp theoĐừng vội nổi máu ghen khi “ông chồng” ngoại tình!