Khi mùa đông đến, nhiều người hay gặp tình trạng cước tay cước chân do tiếp xúc với thời tiết lạnh, đặc biệt là những người hay phải làm việc ngoài trời như nông dân, người lái đò, vận động viên… Hoặc có thể gặp ở những người có thân nhiệt kém, tuần hoàn máu không tốt. Liệu có thể phòng và chữa cước chân cước tay bằng những cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

                Biểu hiện cước chân cước tay

Cước tay cước chân khiến các đầu ngón tay, ngón chân sưng đau, các khớp đau buốt ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Để đối phó với tình trạng cước tay cước chân, bài viết hôm nay sẽ đưa ra cho mọi người các cách chữa cước tay cước chân khi mùa đông tới.

1. Giữ ấm chân tay

Để chữa cước tay cước chân, việc giữ ấm chân tay cẩn thận như đi tất, đi găng tay ấm, ngâm tay chân vào nước ấm, maxa bằng dầu nóng… sẽ khiến cho nhiệt độ tại chỗ cũng như nhiệt độ cơ thể tăng lên, cải thiện tình trạng cước.

Việc giữ ấm, ra mồ hôi chân cùng với việc đi giày kín mũi khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển, mùi hôi chân… Do vậy, mọi người cũng cần chú ý vệ sinh, lau rửa, thay tất thường xuyên.

2. Bổ sung thực phẩm sinh nhiệt, hạn chế các loại thực phẩm có thể gây dị ứng

Các loại thực phẩm có tác dụng sản sinh nhiệt lượng như chất béo, tinh bột, gia vị cay nóng nên bổ sung hàng ngày, tuy nhiên cần bổ sung đúng cách để tránh các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra cũng cần tăng cường, bổ sung các loại rau sạch và trái cây tươi giàu vitamin có tác dụng tăng lượng hồng cầu trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch, sức đề kháng hỗ trợ trong việc chữa cước tay cước chân.

Thận trọng với những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, rượu bia… vì có thể gây sưng, ngứa làm cho da bị phù nề, tổn thương nghiêm trọng hơn.

3. Không nên gãi

Cước tay cước chân ngoài sưng đau, thì thường gây ngứa cho người bệnh. Việc gãi, chà xát nhiều khiến cho da bị tổn thương, viêm nhiễm. Mọi người nên xoa bóp nhẹ nhàng, ngâm tay chân vào nước ấm… giúp hạn chế tình trạng ngứa và đau nhức để chữa cước tay cước chân.

4. Tuyệt đối không tiếp xúc với chất tẩy rửa

Đeo găng tay khi giặt, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa… đặc biệt khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa. Nếu tắm gội cần lựa chọn các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, lành tính, dưỡng ẩm tốt, chiết xuất từ thiên nhiên

5. Tránh ngồi lâu hoặc lười vận động

Thường xuyên vận động sẽ kích thích tăng tuần hoàn máu, máu lưu thông tốt hơn, phòng tránh được tình trạng phát sinh bệnh cước cũng như hỗ trợ trong việc chữa cước tay cước chân.

6. Các bài thuốc dân gian chữa cước tay cước chân

– Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước rồi cho thêm một chút muối. Ngâm chân, tay vào nước lá lốt này khoảng 30 phút.

– Thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu cơn ngứa, rát.

– Gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần.

Trên đây là một số biện pháp để phòng tránh cũng như bài thuốc chữa cước tay cước chân khi mùa đông đến. Quan trọng nhất vẫn là các biện pháp giữ nhiệt cho cơ thể đặc biệt và vùng tay chân để tránh tình trạng cước.

Bài trướcNhững sai lầm khi trẻ bị tay chân miệng
Bài tiếp theoNhững trường hợp cần lưu ý và tránh sử dụng thuốc tránh thai