1. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho trẻ sơ sinh không bị ho. Các bà mẹ lưu ý dù bé được nằm cạnh mẹ hay nằm riêng thì cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5-37ºC.

Trong phòng của trẻ sơ sinh cần duy trì nhiệt độ từ 25–28ºC, phòng cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa vào trong phòng. Các mẹ có thể sử dụng các dụng cụ máy móc như điều hòa, quạt sưởi, lò sưởi, nhưng tuyệt đối không được dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho trẻ sơ sinh.

Cũng có rất nhiều những cách giữ ấm khác cho trẻ như là đội mũ, quấn chăn, đi tất. Cho bé luôn ở bên cạnh mẹ. Nếu trẻ sinh non thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da. Cách tốt nhất nên cho trẻ nằm gần mẹ, không nên để trẻ ngủ riêng, làm thế nào để trẻ vừa có hơi ấm của mẹ, và để mẹ vừa có thể biết được là con lạnh, ướt hay đang ấm.

Mẹ cũng cần cho bé ăn theo nhu cầu, cách tốt nhất là cho bé bú mẹ thường xuyên. Khi trẻ sơ sinh bị đói, thân nhiệt bé sẽ hạ. Nhiều bé khó bú hoặc chưa quen ti mẹ thì nên đổ ra thìa cho bé ăn.

2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ sơ sinh

Vào mùa lạnh cũng như các mùa khác trong năm, các bé sơ sinh luôn cần được sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho các bé nhưng các mẹ cần phải thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộ phận sinh dục, nách, cổ, bẹn, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ.  Khi tắm xong, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần phải để bé ở phòng ấm, có thể bật quạt sưởi để lau cho bé.

3. Bảo vệ đường hô hấp cho trẻ sơ sinh

Đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất dễ gặp khó khăn nếu bạn không biết cách bảo vệ cho bé. Ngạt mũi là một trong những hiện tượng phổ biến và thường hay gặp ở bé sơ sinh. Để khắc phục tình trạng này mẹ phải luôn giữ ấm cho trẻ, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý đã ngâm nước ấm, với nhứng bé lớn hơn thì có thể dùng dụng cụ hút mũi thông thường, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ. Nếu thấy biểu hiện trẻ sơ sinh bị khó thở thì cần đưa đi khám bác sỹ ngay.

Mẹ cũng không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày, suốt đêm cho trẻ sơ sinh. Vào ban đêm cho bé dùng tã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng mát. Nếu dùng tã giấy cho bé, các mẹ cần thay thường xuyên và ngay sau mỗi lần bé đi đại tiện. Mỗi lần thay tã, các mẹ cần lau rửa nhẹ nhàng vùng kín để tránh bé bị hăm và viêm da.

Trẻ sơ sinh cũng hay bị trớ và nôn. Mỗi lần như vậy các mẹ cần phải thay ngay quần áo cho trẻ. Nếu quần áo bé bị vướng bẩn, tránh để da bé tiếp xúc với các đồ ẩm ướt vì cơ thể bé có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.

4. Tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ sơ sinh

Ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một số loại vắc xin mà các mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như:

  • Vắc xin phòng Cúm, mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa vắc xin có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm vắc xin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ có nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Vắc xin phế cầu: phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.

5. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ 0-6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện nhất. Nếu không có điều kiện, mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.

Bài trướcThoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?
Bài tiếp theoYếu sinh lí – Chưa đến chợ mà đã hết tiền.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây